Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ
Trong những năm gần đây sự hiện diện của Hoa Kỳ tại vùng Đông Nam Á càng ngày càng gia tăng trên nhiều lãnh vực, nhất là ảnh hưởng chính trị của họ lại tiến gần và tiến chặt hơn nữa trên các quốc gia Á Châu. Đặc biệt Việt Nam quá khứ của thù hận đã được cả hai (Hoa Kỳ và Việt Nam) vì nhu cầu kinh tế và chiến lược đẩy lùi vào quá khứ. Sự đến và ở của Hoa Kỳ tại Hà Nội trong kỷ nguyên nầy có nhiều điểm tương đồng như sự đến và sự ở của Hoa Kỳ tại Nhật Bản sau thế chiến thứ II. Tuy nhiên, âm thanh và hậu quả của tiếng bom tại thành phố Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 khác với âm thanh và hậu quả của tiếng nổ B52 trên cây cầu Long Biên hay ngoại ô Hà thành.













 


Bởi vì sau tiếng nổ Hiroshima Hoa kỳ đã bỏ vào hằng triệu, triệu Mỹ kim tái thiết Nhật Bản trên nhiều phương diện. Ngược lại khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt gần 1/4 thế kỷ Hoa Kỳ chưa có một đóng góp nào đáng kể để gọi là bồi thường chiến tranh.




Sự khác biệt đó giữa Nhật Bản và Việt Nam có người cho rằng sỡ dĩ Hoa Kỳ bồi thường cho Nhật vì họ là kẻ chiến thắng.


Giá phải trả của Nhật là Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân tại căn cứ Okinawa và được tài trợ bởi ngân sách Quốc Phòng của Nhật. Trái lại tại Việt Nam, Hoa Kỳ là người bỏ chạy và thua trận, một vết đen trong lịch sử của họ. Cho nên mặc cảm “thua trận” ở người dân Mỹ vẫn còn ám ảnh nên Lập Pháp không cho phép Hành Pháp viện trợ bồi thường chiến tranh (điều nầy trái với tinh thần ký kết hòa đàm Paris).




Tuy nhiên, mục đích của Hoa Kỳ đến với và ở lại Việt Nam cũng như ảnh hưởng của họ càng ngày càng lớn mạnh tại đây là một yếu tố chúng ta cần thảo luận dựa theo các điểm chính sau đây:



a, Hoa Kỳ đối với Việt Nam



Trong những thập niên trước các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ như Tổng Thống Reagan có nói:” Trọng tâm của thế kỷ tới chúng ta đặt nặng đến Châu Á, đặc biệt Đông Nam Á”.


Tiếp đến Tổng Thống Bush sau chiến thắng vùng Vịnh, ông đã nhấn mạnh về “Trật Tự Tân Thế Giới” trong đó Đông Á được ông đề cập như một ưu tiên thứ nhất cần sự hiện diện của Hoa Kỳ.


Điều nầy đã trở nên sự thật hơn nữa khi Mikahail Gorbachev tuyên bố: ”Châu Á Thái Bình Dương sẽ là nơi mà Nga Sô chú trọng hàng đầu đến hai lãnh vực: “Kinh tế và Quân sự”.




Dĩ nhiên cả ba lời tuyên bố trên hoàn toàn không sai, ngược lại rất thực tế. Thực tế đến độ sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á là một nhu cầu khẩn cấp và cần thiết.


Riêng đối với Nga Sô di cảo của Gorbachev không được thực hiện vì Nga Sô hôm nay chỉ còn là một bóng mờ, riêng Hoa Kỳ là người có đủ “quyền năng” và “chức vị” để tạo ảnh hưởng Á Châu phục vụ vai trò kinh tế và duy trì sức mạnh lãnh đạo thế giới. Muốn thực hiện được điều ấy Hoa Kỳ sẽ chú trọng đến “chiến trường” và “thị trường” Việt Nam. Nhất là việc Hoa Kỳ đã nhìn thấy ý đồ bành trướng và ảnh hưởng “ngày mai” của Trung Quốc.


Hơn ai hết Hoa Kỳ sẽ không thể nào ngồi yên hay cho phép Trung Quốc có cơ hội để có thể thực hiện tham vọng của mình. Chính vì thế một Việt Nam đồng minh với Mỹ sẽ có những thuận tiện trong vị thế chiến thuật và chiến lược sẽ giúp Hoa Kỳ kềm hảm mức độ bành trướng của Trung Quốc.


Hơn nữa, nếu Hoa Kỳ muốn kiểm soát được vùng Miên-Lào, điều trước tiên Việt Nam phải là hành lang thứ nhất tạo thành bàn đạp xâm nhập hai quốc gia láng giềng đó. Việt-Miên-Lào liên kết và thống nhất dưới cùng cán dù của Hoa Kỳ sẽ tạo nên nhiều khó khăn cho Trung Quốc.


Xét trên bình diện quân sự, hải cảng chiến lược Đà Nẵng, Chu Lai và Cam Ranh sẽ là nơi “lý tưởng nhất, tiện lợi nhất” và “hạ giá nhất” của Hoa Kỳ để họ dùng làm trạm sửa chữa, tiếp liệu cũng như tuyến xuất phát cho mặt trận Á Châu sau nầy nếu có. Cam Ranh, Chu Lai và Đà Nẵng còn là nơi thay thế Subic Bay và phi trường Clark của Phi Luật Tân.




Về kinh tế, theo bản ước tính mới nhất cho biết tỷ lệ dân số Việt Nam hiện nay dưới 20 tuổi chiếm đến 29%. Đối với Hoa Kỳ tỷ lệ 29% nầy sẽ là sức mạnh tiêu thụ đáng kể. Chưa kể đến Việt Nam là một thị trường tiêu thụ đang lên (up-coming) về các loại “sản phẩm tư bản”.



b, Trung Quốc đối với Việt Nam



Đối với người Trung Hoa họ hay tự coi mình là “con của Trời”, vì con của Trời nên họ phải cai trị thế gian.


Quan niệm như thế cho nên đối với họ Á Châu của người Châu Á hay Á Châu của Trung Quốc và do Trung Quốc.


Cho nên Đông Á phải đặt dưới quyền thao túng và lệ thuộc vào các điều lệ của họ đưa ra. Nhìn vào yếu tố địa lý và nhân văn, không ai có thể phủ nhận được rằng Trung Quốc hiện đang có hai yếu tố quan trọng là “lớn và rộng”.


Thế nhưng muốn theo đuổi yếu tố thứ ba “mạnh” trên phương diện kinh tế và ảnh hưởng chính trị cũng như quân sự Trung Quốc phải biến mình thành vai trò kẻ xâm lăng và xâm lược.


Riêng tại Việt Nam họ muốn Việt Nam của chúng ta phải trở thành một đồng chí đàn em và một chư hầu chịu sự “triều cống”. Dĩ nhiên, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng biến Việt Nam thành tiền đồn chống lại mọi thế lực ngăn cản bước tiến của họ. Thế lực ấy không ai khác hơn là Hoa Kỳ. Nhưng những ước mơ ấy của Trung Quốc chỉ là ảo tưởng thôi!



c, Việt Nam đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ




Trước đây khi cuộc chiến Nam-Bắc bùng nổ, các nhà lãnh đạo miền Bắc rất khôn ngoan và khó khăn trong việc dung hòa vai trò của mình giữa Nga Sô và Trung Quốc. Cho mãi đến sau 1975 vì nhu cầu đất nước (?) và không thể chịu đựng được sự chèn ép của Trung Quốc, cho nên Việt Nam đã chọn con đường Nga Sô. Ấy là nguyên nhân đưa đến việc “dạy cho Việt Nam bài học” của Đặng Tiểu Bình tuyên bố khi viếng thăm Hoa Kỳ.


Đáng tiếc thay mặc dầu Trung Quốc lớn rộng, nhưng đã không đủ khôn ngoan để dạy được cho Việt Nam mà ngược Trung Quốc là người đã học của Việt Nam bài học thích đáng. Hành động điên rồ của Đặng Tiểu Bình khi xua quân xâm chiếm Việt Nam chứng tỏ họ Đặng chưa hiểu gì về văn hóa và không thuộc lịch sử Việt Nam.


Nhìn lại dòng sử Việt, dân tộc chúng ta đã đánh bại bất cứ kẻ địch nào có ý đồ xâm lăng và cai trị đất nước ta, kẻ địch ấy sẽ bị đánh bại.

Ngày nay Việt Nam đang đứng trước một thử thách khác và quan trọng, sự lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ai sẽ là người có đủ khả năng để giúp đỡ Việt Nam vượt thoát ra những khó khăn hiện nay. Dĩ nhiên xét trên bình diện khoa học Trung Quốc vẫn còn lạc hậu và chậm tiến sau Hoa Kỳ đôi ba thế kỷ.


Về kinh tế Trung Quốc hiện đang gặp phải nhiều khó khăn trên mọi lãnh vực. Có nhiều nơi ở nông thôn người dân Trung Quốc vẫn sống như thời kỳ ăn lông ở lỗ.


Hơn nữa thị trường Trung Quốc mặc dầu đông đảo nhưng hàng hóa Việt Nam không đủ sức hấp dẫn để có thể tiêu thụ được. Một điểm khác, cho dù là đồng chí nhưng Trung Quốc vẫn luôn luôn có ý đồ bất chính đối với Việt Nam. Càng ngày những người lãnh đạo Trung Quốc lại càng muốn chiếm đoạt lãnh thổ và hải lãnh Việt Nam.




Riêng đối với Hoa Kỳ, vì nhu cầu chiến lược họ sẵn sàng giúp đỡ “có điều kiện” đối với Việt Nam. Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam và Đông Nam Á nói chung sẽ là lực cản căn bản để ngăn chận mọi phiêu lưu mới của Trung Quốc. Hơn nữa nếu hải cảng Cam Ranh, Chu Lai hay Đàø Nẵng có sự hiện diện của Hoa Kỳ chúng ta tin rằng Trung Quốc khó có thể hoặc không dám tấn công Việt Nam.


Một điểm khác chọn lựa Hoa Kỳ trở thành đồng minh của Việt Nam còn có nhiều ưu điểm trong việc mở mang kỹ nghệ, hiên đại hoá ngành thông tin điện toán...




Dĩ nhiên, cho dù thế lực “Bành Trướng Trung Quốc” hay “Đế Quốc Mỹ” cả hai đều là những người theo đuổi chủ nghĩa thực dân muốn cai trị các quốc gia chậm tiến, trong đó có cả Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, nếu biết “nương theo chiều gió” lấy hư chiêu thắng hữu chiêu và lợi dụng cơ hội để phát triển đất nước, tạo dựng một lợi thế kinh tế, chúng ta tin rằng Việt Nam sẽ hoá giải được tất cả mọi “Chủ Nghĩa Thực Dân Mới hay Đế Quốc Đỏ”.


 


 




Nguyễn Hữu Hoạt



 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
    Bách Việt Trong Lòng Đại Việt Và Chiến Lược Văn Hoá Phục Hoạt Nền Văn Minh Bách Việt (01-09-2010)
    Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương (01-09-2010)
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152863448.